1. CÀ PHÊ BRAZIL
Brazil trồng phần lớn giống cà phê Arabica với các chủng loại đa dạng như: Bourbon, Mundo Novo, Icatu (Icatú), Catuai (Catuaí), v.v. Hầu hết cà phê của Brazil được trồng tại sáu vùng sản xuất cà phê lớn, trải rộng trên bảy bang của đất nước. Sáu vùng này bao gồm: Minas Gerais, Espírito Santo, São Paulo, Bahia, Rondonia và cuối cùng Paraná.
Brazil canh tác cả hai loại cà phê chính là Arabica và Robusta, trong đó giống café Arabica vẫn chiếm ưu thế với khoảng 85% sản lượng còn lại là Robusta.
Tại Brazil, canh tác Arabica tập trung trong cụm khu vực cà phê quốc gia và được dẫn đầu bởi Rio. Trong khi đó café Robusta chủ yếu được trồng ở các bang nhỏ hơn như Espirito Santo (bang này hiện cung cấp cho 80% lượng cà phê robusta).
Do có độ cao địa hình tương đối thấp – trong khi đó giống Arabica có chất lượng tốt nhất khi trồng ở một độ cao cần thiết nhất định, nên cà phê Arabica từ Brazil hiếm khi được xem là café chất lượng cao cấp.
Một trong những điều thú vị khác về ngành cafe Brazil là sự đóng góp đáng kể cho tính đa dạng sinh học của giống loài cà phê trên thế giới. Rất nhiều các giống cà phê Arabica đột biến tự nhiên hoặc được lai tạo đã phổ biến bên ngoài biên giới Brazil và đến với các quốc gia Trung – Nam Mỹ rồi sau đó phổ biến toàn cầu.
2. CÀ PHÊ COLOMBIA
Tùy thuộc vào từng mảnh đất nuôi dưỡng, mỗi loại cà phê được sinh ra sẽ mang theo hương vị nội tại riêng biệt. Chúng tuyệt đối không hòa lẫn, có loài cà mang vị ngọt ngào của chocolate, vị tươi mát của trái cây tươi, và hương thanh nhã của những loài hoa đồng nội. Nếu như không tự mình thưởng thức những vị cà tinh khiết thơm hương đất trời này, có lẽ bạn đang bỏ qua những món quà thi vị nhất của thiên nhiên.
Cà phê vùng Cauca:
Cauca có 2 vùng trồng cà phê rất nổi tiếng là Inza và Popayan, chiếm 8% tổng sản lượng cà phê của Colombia. Hương vị cà phê hòa quyện với hương thơm dịu nhẹ của trái cây khiến người thưởng thức đắm chìm trong vị ngọt thanh khiết của cà. Ngoài ra, cà phê ở vùng Cauca có vị ngọt hậu lưu lại rất lâu sau khi thưởng thức.
Cà phê vùng Tolima:
Cà phê vùng Tolima chiếm 12% sản lượng cà phê ở đất nước này. Được hưởng trọn ánh sáng mặt trời, loại cà phê này vì thế mà có thể chất tốt và sinh trưởng rất nhanh. Cà phê ở Tolima có hương vị ngọt ngào, êm dịu hòa quyện với hương thơm thanh mát của cỏ cây hoa lá.
Cà phê vùng Huila:
Tương tự như vùng Tolima, cà phê được trồng ở vùng Huila cũng chiếm đến 12% tổng sản lượng cà phê của Colombia. Cà phê khu vực Huila có hương vị ngọt ngào như chocolate, đi cùng thức vị dậy lên của các loại ngũ cốc hòa cùng vị ngọt của caramel.
Cà phê vùng Narino
So với những khu vực khác, cà phê Narino chiếm ít nhất – chỉ 3% tổng sản lượng cà phê của Colombia. Hương vị cà phê ở vùng này khá dịu nhẹ, béo ngậy và hòa quyện cùng với hương trái cây đặc trưng.
Cà phê vùng Santander
Lượng cà phê mà vùng này sản xuất mỗi năm chiếm khoảng 9% tổng sản lượng. Hầu hết cà phê ở đây được trồng dưới bóng râm và ở nơi có độ cao thấp. Vì vậy, cà phê vùng Santander rất dịu nhẹ, vị ngọt đậm đà với độ chua thanh không quá gắt.
3. CÀ PHÊ JAMAICA
Sau gần 250 năm định hình và phát triển, ngày nay, danh tiếng hạt cà phê thơm ngon đầy quyến rũ từ vùng đất Jamaica đã lan tỏa khắp thế giới, chinh phục những vị khách khó tính nhất.
Cà phê Blue Mountain - Niềm tự hào của người dân Jamaica. Cà phê Blue Mountain được trồng trên dãy núi Blue Mountain, nơi mệnh danh là nóc nhà cao nhất quần đảo Caribbean với độ cao 2.256 mét. Đây đồng thời là vùng canh tác cà phê cao nhất thế giới. Trải qua thời gian, chất dinh dưỡng lắng đọng trên bề mặt của những ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động này chính là dưỡng chất thiên nhiên tuyệt vời cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển. Cùng với đó, dãy núi Blue Mountain có lớp sương mù che phủ dày đặc quanh năm và nhiệt độ thấp. Điều này khiến cây cà phê tăng trưởng chậm và mất đến 10 tháng mới có thể thu hoạch nhưng lại tạo ra hương vị thơm ngon vô cùng độc đáo.
Đối với người Jamaica, dãy núi Blue Mountain giống như sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng. Chính sự kỳ diệu của tạo hóa đã đem tới hương vị cà phê Jamaica đặc biệt hơn bất cứ đất nước nào. Người Jamaica luôn tự hào rằng chính họ là những người trực tiếp sản xuất ra hạt cà phê Blue Mountain vang danh thế giới. Sự miệt mài, chăm chỉ và tâm huyết là những phẩm tính dễ thấy ở người nông dân canh tác cà phê tại đây. Ở vùng đất này, cà phê được giữ nguyên phương pháp canh tác truyền thống, thu hoạch bằng tay và đóng vào các thùng gỗ như hồi thế kỷ 18. Sự cầu kỳ tâm huyết này đã góp phần hoàn thiện hương vị của cà phê Jamaica.
Trải qua nhiều thập kỷ, cà phê Jamaica đã có mặt trên khắp thế giới. Cà phê vùng Blue Mountain còn vinh dự được chọn là thức uống phục vụ tại Nhà Trắng và được biết đến là thức uống yêu thích của Nữ hoàng Anh.
Cà phê ở Jamaica sinh ra và tồn tại như một định chế tất yếu nhờ sự ưu đãi tuyệt vời của thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây. Jamaica có thể không bao giờ đạt được vị trí sản xuất cà phê lớn nhất toàn cầu như trong quá khứ, thế nhưng, với hương thơm quyến rũ đặc trưng, cà phê Blue Mountain vẫn luôn khiến những người yêu cà phê phải mê đắm khi được thưởng thức.
4. CÀ PHÊ ETHIOPIA
Trong số tất cả các quốc gia sản xuất cà phê, Ethiopia có lẽ là quốc gia hấp dẫn nhất. Sự hấp dẫn của nó không chỉ bắt nguồn từ những loại cà phê lạ thường, đáng kinh ngạc, mà còn từ sự bí ẩn bao trùm rất nhiều về quốc gia này. Các loại cà phê hương hoa và trái cây bùng nổ từ Ethiopia đã mở rộng tầm mắt của nhiều chuyên gia cà phê về sự đa dạng của hương vị mà cà phê có thể có.
Một đoạn phim ngắn về ngành cà phê Ethiopia thực hiện bởi The Perennial Plate Cây cà phê không có mặt ở Ethiopia như cách người thực dân, đế quốc mang đến các thuộc địa của họ ở Trung – Nam Mỹ. Thay vào đó, hoạt động canh tác, chế biến và thưởng thức cà phê là một phần của lối sống hàng ngày và đã có lịch sử hàng thế kỷ tại Ethiopia, cây cà phê hoang dã đã được tìm thấy từ các khu rừng Tây Nam đất nước trước khi được trồng để sử dụng cho các nghi lễ tôn giáo trước khi được mang đi xuất khẩu.
Có ba vùng sản xuất cà phê lớn và danh tiếng tại Ethiopia là: Harar, Yirgacheffe và Sidam mỗi vùng bao gồm nhiều khu vực nhỏ hơn và có một đặc thù riêng về hương vị, phương pháp chế biến. Nhưng tất cả đều được đánh giá rất cao trên thị trường.
- Cà phê vùng Harar
Nằm ở vùng cao nguyên phía đông của Ethiopia (1500 - 2100m). Đây là một trong những vùng cà phê lâu đời nhất của Ethiopia (cũng như cả của thế giới) vẫn còn canh tác cà phê. Vỏ của hạt cà phê được sử dụng trong một loại trà gọi là hasher-qahwa truyền thống của vùng này.
Khác với một số khu vực sản xuất cà phê khác ở Ethiopia, thay vì được tập trung chế biến ướt tại các Microregion (trạm chế biến cà phê), cà phê Harar được canh tác trong điều kiện khô cằn hơn, và được chế biến tự nhiên (phơi khô).
- Cà phê vùng Yirgacheffe
Trái với Harar, Yirgacheffe là một vùng cà phê chuyên chế biến ướt với các vườn cà phê trồng ở độ cao từ (1700 - 2200m) so với mực nước biển. Đây là một trong những vùng cà cà phê cao nhất ở miền nam Ethiopia. Với độ cao trên, cà phê Yirgacheffe đủ điều kiện cho cà phê Strictly Hard Gown (SHG)/(SHB). Điều kiện cho phép cây cà phê phát triển chậm để cây để tích lũy chất dinh dưỡng trong hạt cà phê và phát triển hương vị tốt nhất.
Được đánh giá là một trong những loại cà phê ngon nhất thế giới từ Ethiopia cà phê Yirgacheffe chỉ nằm sau cà phê Harar – và đứng trên rất nhiều giống cà phê khác trên thế giới. Với đặc trưng là hương vị của chanh và hoa quả cùng với một kết cấu vị tươi sáng khá cân bằng với vị ngọt dịu.
- Cà phê vùng Sidama.
Sidama là một trong ba khu vực (cùng với Harrar và Yirgacheffe) mà chính phủ Ethiopia đã đăng ký nhãn hiệu vào năm 2004 để mang lại sự công nhận rộng rãi hơn cho các loại cà phê đặc biệt của họ. Với độ cao từ (1400 - 2.200m), các cây cà phê bản địa của vùng này đặc trưng với hương vị trái cây và thơm nồng được chế biến ướt và chế biến tự nhiên.
Khu vực này được đặt theo tên của người Sidama, nhưng nó thường được gọi là Sidamo trong giới cà phê. Trong những năm gần đây, đã có một số phong trào từ chối cái tên Sidamo, vì nó bị cho là xúc phạm. Tuy nhiên, nó là một cái gì đó của một thương hiệu và ăn sâu vào ngành. Vì lý do này, cả Sidamo và Sidama đều được sử dụng để mô tả các loại cà phê trong khu vực.
5. CÀ PHÊ VIỆT NAM
Việt Nam có rất nhiều vùng trồng được cà phê, có thể kể đến như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Nguyên, Nam bộ. Tuy nhiên, xét về điều kiện khí hậu thì các tỉnh thuộc Tây Nguyên là thích hợp nhất cho cây cafe phát triển. Vì vậy, loại cây này được trồng nhiều ở đây. Các đồn điền cà phê với năng suất rất cao, chất lượng cà phê hảo hạng được ra đời, đặc biệt là Đắk Lắk và Gia Lai.
Tuy vậy, những giống cafe ngon nhất, với chất lượng cao nhất được biết đến thường có xuất xứ từ Đà Lạt, Lâm Đồng. Điều kiện về độ cao, nhiệt độ, nguồn nước và ánh sáng nơi đây là vô cùng thuận lợi cho các loại cây hàng đầu như Moka, Bourbon sinh sống.
Việt Nam với 2 loại cà phê chính Robusta và Arabica. Tuy nhiên về sản lượng Robusta vẫn vượt xa Arabica. Tờ báo Nikkei Asia (Nhật Bản) cho biết, Việt Nam hiện là "vua cà phê" với tư cách là nhà xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới.
Cà phê vùng Gia Lai
Gia Lai luôn là một trong những tỉnh thành đóng góp lượng Robusta xuất khẩu lớn nhất cả nước. Cây cà phê được xem là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân và giúp cải thiện đáng kể đời sống kinh tế của bà con.
Robusta được xem là “vàng nâu” của Gia Lai, chúng được đánh giá cao và được hi vọng trở thành đặc sản nhờ nguồn cafein vượt trội. Gia Lai còn là địa điểm phù hợp hơn cả với dòng cà phê này nhờ độ cao và địa hình khá lý tưởng. Điều kiện về nhiệt độ, lượng mưa, cũng như biên độ nhiệt thay đổi rõ rệt giữa ngày và đêm chính là những thuận lợi để biến cà phê đặc sản Gia Lai thành đặc sản thế giới. Nhờ những thuận lợi đó, cà phê Gia Lai có ngoại hình đẹp, màu sắc nổi bật, hương vị không kém phần tinh tế.
Điều này đã tạo nên phân khúc cà phê đặc sản Gia Lai bằng những hạt Robusta thượng hạng. Đây chính là chìa khóa giúp cà phê Gia Lai được phát triển mạnh và nâng cao năng lực xuất khẩu.
Cà Phê Buôn Mê Thuột
Buôn Mê Thuột là thành phố chiến lược của vùng Tây Nguyên, hội tụ các yếu tố về cảnh quan thiên nhiên, giá trị lịch sử, giàu bản sắc văn hóa của cường quốc cà phê Việt Nam, nơi hạt cà phê Robusta thơm ngon nhất thế giới, chiếm hơn 30% sản lượng cà phê cả nước.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu dần dịch chuyển sang nền kinh tế sáng tạo, với thế mạnh của ngành cà phê - năng lượng của kinh tế tri thức, Buôn Ma Thuột hoàn toàn có thể trở thành một thành phố chuyên đề - Thành phố cà phê của thế giới. Thấu hiểu được lợi thế của địa phương, tỉnh Đắk Lắk đã luôn chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột cùng các giá trị của cà phê nhằm đưa Buôn Ma Thuột thành điểm đến của cà phê thế giới.
Cà phê Khe Sanh (Quảng Trị)
Đây là một vùng trồng nổi tiếng khác của giống cà phê Arabica và Catimor (cà phê mít), vốn có độ cao phù hợp và là vùng đồng bằng chịu những ngọn gió Lào hun đúc thổi từ hoang mạc Trung Á làm đồng khô cỏ cháy và con người gan góc kiên trì nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, nước ta còn có vùng cà phê Arabica Tây Bắc đã có lịch sử cả trăm năm, tuy cho những sản phẩm thấp hơn so với các tỉnh Tây nguyên, song cũng góp phần làm hương sắc cà phê Việt thêm phong phú và đa dạng.